Làm sao xây nhà kiên cố chống lũ miền Trung? Kinh doanh Thanh Niên

Làm sao xây nhà kiên cố chống lũ miền Trung? Kinh doanh Thanh Niên

Khá nhiều vùng ở miền Trung được coi là rốn lũ. Bởi chỉ cần mưa dài ngày, bão lớn ập đến là nhà cửa của cư dân nơi đây ngập chìm trong làn nước trắng. Vì vậy, người dân ở những khu vực này chỉ mong ước làm sao cất được một ngôi nhà cao ráo và kiên cố để an tâm trước những khắc nghiệt của thời tiết. Dân rốn lũ chạy vạy lo nhà Anh Nguyễn Văn Hoài (Quảng Điền, TT Huế) cùng vợ làm lụng quanh năm. Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, anh cùng vợ gom góp mãi mới đủ tiền nuôi con ăn học và chuẩn bị cất một căn nhà. Xem thêm Y tế Nằm ở vùng rốn lũ, anh Hoài đã từng chứng kiến cảnh chỉ một trận mưa lớn nước cũng đủ ngập đến ngang ngực, không kịp thu dọn đồ đạc ướt hết. Vì vậy anh rất lo lắng cho căn nhà của mình. Anh chạy vạy làng trên xóm dưới để hỏi thăm mọi thứ và hy vọng một ai đó có kinh nghiệm vừa cất nhà xong có thể giúp anh. Tuy nhiên, anh càng đi càng hoang mang. Bởi ngay hàng xóm có một gia đình dành dụm mãi mới đủ tiền cất một căn nhà nhỏ. Nhưng vì giao " khoán" hết cho thợ nên nhà xây xong chưa được 2 năm mà chỗ thì rạn nứt, chỗ thì bong tróc, thấm dột. Giờ ông chủ cứ phải gọi thợ đến sửa, mà sửa hoài cũng không hết thấm nên rất bực mình. Cùng cảnh ngộ, anh Trần Xuân Hải ngụ tại Hội An cũng trong tâm trạng lo lắng vì nhà cửa trong vùng ngập nặng. Anh nói: "Làm gì thì làm nhưng nhà tôi cất phải chắc chắn, cao ráo. Chẳng may có ngập thì ngâm trong nước ít bữa cũng không đến nỗi hư hỏng. Chính vì vậy mà tôi phải tìm thầy tìm thợ để hỏi cho thật kỹ trước khi khởi công xây nhà.
Làm sao xây nhà kiên cố chống lũ miền Trung? - ảnh 1Chuyên gia Xi măng Đồng Lâm trình diễn cách phối trộn xi măng đúng chất lượng
Theo các chuyên gia tư vấn của Đồng Lâm thì trong suốt hành trình của chương trình "Hành trình bền vững - Gắn kết muôn nơi" của công ty này, những bức xúc của bà con vùng rốn lũ như anh Hoài, anh Hải rất phổ biến. Thiết bị đóng cắt Mitsubishi Chính vì vậy mà các chuyên gia tư vấn của Xi măng Đồng Lâm đã rất tận tình cung cấp thông tin cho người dân, mong giúp họ có đủ kiến thức và kinh nghiệm xây một căn nhà đủ cao ráo, kiên cố. Bí kíp vàng xây nhà kiên cố " Chúng tôi thường khuyên bà con tại các tỉnh trong khu vực miền Trung, nhất là vùng rốn lũ khi xây nhà không chỉ lựa chọn loại xi măng tốt mà còn phải biết tỉ lệ phối trộn, bảo quản beton và giám sát thầu thợ cho đúng. Theo định mức VTXD 1784-BXD thì nếu sử dụng bê tông Mac 20, bà con cần trộn theo tỉ lệ 1-2-3(1 xi măng, 2 cát, 3 đá), beton mác 25 theo tỷ lệ 2-3-5 (2 xi măng, 3 cát, 5 đá), beton mác 300 theo tỷ lệ 1-1-2 (1 xi măng, 1cát, 2 đá). Trộn bằng nước sinh hoạt sạch xong dùng ngay trong vòng 2 giờ. thiết bị đóng cắt Mitsubishi Beton tốt thì dẻo, khi vọc tay vào không lọt qua kẽ tay, beton loãng như cháo lòng là vì có quá nhiều nước, không tốt sẽ khiến nhà xây xong dễ bị nứt nẻ, thấm dột, mau hỏng. Bà con có thể sử dụng xi măng Đồng Lâm bởi sản phẩm này có tính tương thích với khí hậu miền Trung với độ kết dính nhanh, cường độ chịu lực tốt giúp nhà cửa bền chắc hơn."- Ông Trần Ngọc Nhân, chuyên gia tư vấn của Đồng Lâm tận tình chia sẻ.
Làm sao xây nhà kiên cố chống lũ miền Trung? - ảnh 2Nhà máy xi măng Đồng Lâm tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Ông nói thêm: Bí kíp vàng để có căn nhà bền chắc không có gì phức tạp, chỉ cần bà con nhớ rõ và khi giám sát thi công thì hướng dẫn cụ thể, đảm bảo thầu thợ làm đúng là ổn. Xi măng Đồng Lâm hiện sẵn sàng tới tận từng gia đình để trình diễn cách phối trộn và bảo quản beton cũng như giám sát thi công. Bà con nào muốn tham gia chương trình Hành trình bền vững - Gắn kết muôn nơi của Đồng Lâm chỉ cần đăng ký ở các cửa hàng vật liệu xây dựng hay website hanhtrinhbenvung.donglam.com.vn. Dự án này sẽ cung cấp 2.000 tấn xi măng Đồng Lâm miễn phí cho 1.000 gia chủ. Theo đó, mỗi nhà sẽ được tặng 1 tấn xi măng, riêng 100 người may mắn trong số 1.000 gia chủ sẽ được nhận 10 tấn xi măng cho căn nhà mơ ước của mình. Dự án này sẽ kéo dài từ tháng 8/2015 cho đến hết tháng 10/2015, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung bao gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị.

Nguồn: Xi măng Đồng Lâm

Xem thêm Du học, ổ cắm Sino, ống luồn dây điện

Previous
Next Post »