Đại gia Việt chia lại thị trường - Kỳ 4: Vẽ lại 'bản đồ' bán lẻ Kinh doanh Thanh Niên

Đại gia Việt chia lại thị trường - Kỳ 4: Vẽ lại 'bản đồ' bán lẻ Kinh doanh Thanh Niên

điện công nghiệp Khi công bố mua lại 100% cổ phần của siêu thị Maximark, Vingroup công khai mục tiêu dẫn đầu thị trường và làm đối trọng với các thương hiệu bán lẻ nước ngoài đang có mặt ở VN. Tăng tốc mở rộng Tính đến tháng 10.2015, hệ thống siêu thị của Vingroup đã có 125 cơ sở; 12 trung tâm thương mại (TTTM) Vincom và Vincom Mega Mall, dự kiến sẽ tăng lên 40 TTTM vào năm 2016 và đạt con số 100 năm 2020; đồng thời xây dựng chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích ở VN trong vòng 3 năm tới, thông qua đầu tư hoặc mua bán sáp nhập. Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, nhấn mạnh: "Thương vụ Maximark nằm trong chiến lược tăng tốc mở rộng hệ thống bán lẻ Vingroup trên toàn quốc, nhằm khẳng định vị trí hàng đầu thị trường. Bên cạnh việc mang đến phong cách mua sắm, tiêu dùng hiện đại, theo xu hướng thế giới cho người Việt - là thương hiệu Việt 100%, chúng tôi sẽ hợp lực cùng các doanh nghiệp (DN) trong nước giữ vững thị phần cho hàng Việt và tăng khả năng cạnh tranh với các DN nước ngoài". Với tham vọng của Vingroup, giới chuyên gia nhận định tập đoàn này sẽ cùng với "đồng minh" nội là SaigonCo.op vẽ lại "bản đồ" thị trường bán lẻ VN vốn dày đặc các tên tuổi ngoại. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thị trường bán lẻ VN đạt doanh thu trên 80 tỉ USD trong năm 2014 và lên tới 100 tỉ USD vào năm 2016. Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, cả nước hiện có khoảng 700 siêu thị và 125 TTTM. Quy hoạch đến năm 2020, lượng siêu thị sẽ tăng lên con số 1.300 và TTTM là 180. Trong đó, hệ thống Saigon Co.op đang khẳng định vị thế của mình với tổng số khoảng 300 điểm bán, gồm 72 siêu thị, gần 100 cửa hàng tiện ích Co.op Food, hơn 170 cửa hàng Co.op; mở 2 chuỗi đại siêu thị Co.opXtra và Co.opXtra Plus. Ngoài ra, các tên tuổi VN còn có hệ thống cửa hàng tiện lợi của Satrafoods (60 cái), Hapro... Cuộc chiến khốc liệt Từ tháng 1.2015, thị trường bán lẻ VN chính thức được mở cửa hoàn toàn theo cam kết WTO. Các DN bán lẻ 100% vốn nước ngoài được phép thành lập cùng nhiều rào cản thuế quan trong khu vực ASEAN được xóa bỏ đã thúc đẩy làn sóng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ vào VN. Hàng loạt tập đoàn nước ngoài nhanh chóng đẩy mạnh sự hiện diện ở VN như DN Thái Lan xúc tiến mua lại Metro (Đức); Aeon (Nhật) đến sau nhưng cũng có ngay 3 đại siêu thị; Lotte (Hàn Quốc) mở rộng quy mô hoạt động lên 10 siêu thị và kế hoạch tới năm 2020 là 60 cái; Big C (Pháp) mở tới 30 siêu thị và chuỗi 10 cửa hàng tiện lợi C Express; DN Thái cũng mua một phần hệ thống cửa hàng tiện lợi Family Mart và đổi tên thành B's mart, mở TTTM Robinson... Đáng chú ý, hai thương hiệu VN là Citimart và Fivimart rơi vào tay Aeon khi đại gia bán lẻ Nhật mua cổ phần lần lượt là 49% và 30%. Hiện Fivimart có 15 siêu thị bán lẻ ở khu vực phía bắc và Citimart có 26 siêu thị tại miền Nam. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhận xét đối với cửa hàng tiện lợi, các DN VN đang đầu tư rất mạnh mẽ, do nhu cầu vốn không lớn, chi phí không quá cao, phù hợp với địa bàn dân cư đô thị... Trong số 1.000 cửa hàng tiện lợi trong cả nước hiện nay, số lượng của DN Việt chiếm khoảng 50%. Trong số 700 siêu thị trên cả nước hiện chỉ có 90 siêu thị nước ngoài nhưng tổng doanh thu chiếm tới 30% vì các siêu thị ngoại có mặt bằng rất lớn. Thậm chí một siêu thị nước ngoài doanh thu bằng 10 siêu thị nội cộng lại. thiết bị chiếu sáng Paragon Đó là chưa kể, rất nhiều các thương hiệu bán lẻ lớn cũng đang có ý định xâm nhập thị trường nội địa. Vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực này trong thời gian tới là hết sức khốc liệt. "Để hệ thống siêu thị nội địa phát triển mạnh, DN cần phải liên kết hơn trong kinh doanh như hàng hóa đầu vào, thu mua, sản xuất... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhà nước phải có chính sách hỗ trợ DN bán lẻ nội thông qua môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng trong chính sách... Bởi các DN bán lẻ trong nước đa phần vốn nhỏ, yếu nguồn lực, quản trị kém. Tất nhiên, bản thân các DN cũng phải nỗ lực rất lớn. Hiện nay, các DN bán lẻ nội bán hàng qua quá nhiều khâu trung gian, quản trị tay ngang, nhân viên cả ngày không chịu cười với khách một cái thì rất khó cạnh tranh. Một khía cạnh khác, theo ông Phú, để thị trường bán lẻ VN phát triển mạnh hơn, quản lý nhà nước cũng cần phải minh bạch. Chẳng hạn, các DN nước ngoài có doanh thu bao nhiêu, nộp ngân sách ra sao phải rõ ràng. Đừng để chuyện như Metro Cash & Carry xảy ra khi liên tiếp nhiều năm liền không nộp thuế, nhưng lại liên tục mở rộng hoạt động và cuối cùng đem bán cho nước ngoài với giá trị cả tỉ USD. Đến lúc dư luận bức xúc lên tiếng, cơ quan quản lý mới tá hỏa vào cuộc và truy thu thuế của Metro 500 tỉ đồng.

N.Trần Tâm


dịch vụ định cư du học mỹ

Xem thêm Du học, thiết bị điện công nghiệp, thiết bị điện dân dụng

Previous
Next Post »